Super visa:
- “Mỗi lần được ở Canada 2 năm”—> Thật ra chỉ có lần đầu (“Intial entry”) là (lên tới) 2 năm thôi. Và cũng nhưu các dạng visa tạm thời (temporary) khác, nếu CBSA officer đóng dấu được ở tới ngày nào thì CHỈ được ở tới ngày đó (nếu muốn ở lại thêm thì apply to extend stay trước 30 ngày hết hạn STAY (khônh phải hết hạn visa), họ còn có quyền từ chối cho vào nữa. Các trường hợp không đấu dóng thì được hiểu là 2 năm (nếu loại visa là PG-1 (Supervisa)) và 6 tháng (V-1 (visitor visa)) ==> [Có thay đổi từ 18 Jun 2018: mỗi lần nhập cảnh được ở tới 2 năm và mỗi lần gia hạn được tới 1 năm]
- “Nếu có dịp đi ra khỏi Canada rồi quay lại, chỉ cần bảo hiểm supervisa còn hạn là ok” —> CBSA officer sẽ xét bảo hiểm supervisa có cover tới thời hạn còn lại của stay trước HOẶC 1 năm tính từ ngày re-entry (nếu quay lại từ một nước thứ ba) hoặc thời gian stay họ định cấp. Nếu thời gian coverage của supervisa insurance ít hơn thì rắc rối sẽ xảy ra. VD: một người đang có supervisa ở Canada được 8 tháng rồi đi Mỹ chơi vài ngày, khi quay về Canada bảo hiểm chỉ còn 4 tháng trong khi lần trước khi đi từ VN qua người đó được cho phép ở lại 2 năm. Lúc này rắc rối có thể là chỉ bị làm khó chút rồi nhắc nhở mua ngay hoặc tệ hơn là bị bắt rời Canada trong vòng 4 tháng. Cho nên các anh chị nhớ mua “dư” cho cha mẹ cái bảo hiểm này nha, mua mà về trước vẫn có thể lấy lại được số tiền tương ứng (với điều kiện chưa có claim).
Kết hôn và bảo lãnh hôn nhân In-Canada so với out-of-Canada:
- “Nhanh hơn” —> chưa chắc, có nhiều trường hợp 2-3-4 năm vẫn chưa nhận quyết định cuối cùng.
- “An toàn” hơn —> không! Vì trong trường hợp bị denied, hồ sơ không được quyền appeal.
Study permit:
- “Có visa là có study permit” –> Sai! Trong cuộc phỏng vấn ngắn với immigration officer ở sân bay, nếu du học sinh lúng túng và không trả lời được những câu hỏi đơn giản như học trường nào, ngành gì, khi nào bắt đầu học, sao qua sớm vậy, dự định đi làm và nhập cư không… thì khả năng đáp chuyến bay gần nhất về nhà là có! Bạn nào đi qua phải học tiếng Anh trước khi vô khoá chính thức và không đủ tự tin thì có quyền “xin trợ giúp” từ các phiên dịch viên tại sân bay và cứ nói thật là “tui dở nên tui qua đây học”!
- “Xin được ở Port of Entry (PoE)” –> sai, chỉ có một vài trường hợp rất hiếm (Công dân/PR Mỹ, công dân Greenland, công dân Pháp đến từ đảo St. Piere & Miquelon) làm được việc đó. Còn lại công dân các nước khác đều phải nộp hồ sơ xin study permit bên ngoài Canada (trừ một số trường hợp đặc biệt). Và vì chữ “bên ngoài” này nên các bạn có thể nộp (và lấy vân tay/chụp hình tại Mỹ – tất nhiên nếu có visa Mỹ).
- “Đổi visitor visa qua study permit được” –> sai! Không đổi được (trừ một số trường hợp đặc biệt), chỉ có thể apply “bên ngoài Canada”.
Work permit:
- “Chỉ cần có job offer là được cấp work permit” —> chưa đúng! Để được cấp work permit, người nước ngoài có nhiều cách. Còn riêng với người Việt Nam thì ngoài open work permit dành cho du học sinh hoàn thành các khoá học (ở các trường được RICC (CIC) công nhận trong DIL) và spouse/common-law partner của các full-time student hay temporary worker (và là applicant của một in-Canada spousal sponsorship application), các dạng khác thì 99% là phải có một job offer được hỗ trợ bởi một LMIA-đã-được-duyệt. Xin được LMIA đó là một quá trình khó và chặt chẽ để bảo đảm quyền lợi của công dân và thường trú nhân Canada.
- “Cứ có work permit là có PR sau 1 thời gian làm việc ở Canada” –> chưa chính xác! Các chương trình nhập cư liên bang hiện không dành cho các công việc ở job level C & D (semi & low skilled), các chương trình PNP của các tỉnh bang nơi có nơi không và cũng rất hạn chế.
© Eric Lam
(+1 (778) 725-1071 – go@ericlaminc.ca)
[Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ và xem phần Miễn trừ trách nhiệm nội dung ở chân trang]
(photo credit: PixaBay)