(xem phần 1 & 2 tại đây)

ĐI ĐÂU và ĐI KIỂU GÌ? à Đâu được thì đi!

 

Dạo lòng vòng các group của cộng đồng Việt Nam tại các nước như Canada… chắc chắn các bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi đại loại như: “nếu đi Canada thì đi tỉnh nào là tốt vậy mọi người?” hoặc “Chỗ nào ở Canada không quá lạnh mà dễ kiếm việc vậy?”v.v. Xin lỗi, các bạn nếu có những suy nghĩ như trên thì nên tự hỏi câu: “ai là người có quyền quyết định trong việc này?”. Tất nhiên chuyện ĐI hay Ở là do bạn quyết định nhưng ĐI ĐÂU và ĐI NHƯ THẾ NÀO thì phải tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người. Không phải cứ rải tiền ra là chính phủ Canada mừng rỡ trải thảm đỏ “mời cả nhà vô chơi” đâu!

 

Thực tế là như vậy. ĐI tất nhiên là tới những nước phát triển và nhiều cơ hội hơn so với quê nhà. Vì vậy cần phải hiểu rằng mình không có nhiều quyền chọn lựa nơi đến và cách đến, nôm na là “không phải như vô nhà hàng gọi menu để lựa”. Tuỳ theo kinh nghiệm làm việc, điều kiện tài chính, trình độ học vấn, trình độ tiếng Anh hoặc/và Pháp mà mỗi người sẽ phù hợp với những chương trình ở cấp tỉnh bang hay cấp liên bang khác nhau. Canada có 13 tỉnh và vùng lãnh thổ với nhiều khác biệt về địa lý, khí hậu, mật độ dân số, sắc dân, điều kiện kinh tế và chính sách định cư… Đủ điều kiện để định cư theo một chương trình nào đó, chủ quan mà nói, là một may mắn của người muốn ĐI.

 

Hãy xem bạn thuộc nhóm nào sau đây nhé:

  1. Nhiều kinh nghiệm làm việc, học vấn cao, tiếng Anh hoặc/và Pháp giỏi & tuổi tương dối trẻ

Chương trình skilled worker của liên bang và các “stream/category” riêng cho international skilled workers mà không cần job offer, tuy nhiên để nộp được là chuyện không đơn giản. Nếu bạn thực sự xuất sắc và có eligible job offer từ Canada thì chúc mừng bạn, không thể tốt hơn!

 

  1. Nhiều năm kinh nghiệm làm quản lý cấp cao, trình độ học vấn và tiếng Anh hoặc/và Pháp tương đối, tài chính tốt

Mặc dù chương trình đầu tư liên bang Canada đã ngưng từ 2014 và thay bằng chương trình có yêu cầu cao hơn và “quota” ít hơn rất nhiều, tỉnh Quebec vẫn chào đón các bạn, tuy nhiên thời gian giải quyết hồ sơ khá lâu. Nếu tài chính chỉ ở mức tương đối có thể xem xét các chương trình đầu tư của tỉnh bang. Start-up visa cũng là một khả năng, tuy nhiên chương trình này không phải dành cho tất cả mọi người.

 

  1. Kinh nghiệm làm việc tương đối, tài chính vừa đủ, tiếng Anh hoặc/và Pháp không quá xuất sắc

Du học có lẽ là giải pháp cuối cùng. Với một tấm bằng từ một trường được công nhận ở Canada, bạn có thể tự tìm kiếm cơ hội cho mình trong thời hạn của một post-graduation work permit. Học cấp nào hay ngành gì hay ở đâu không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Bởi vì, thực ra đối với rất nhiều người, mục tiêu cuối cùng không phải là có được tấm bằng do một trường ở Canada cấp, mà chính là cái thẻ thường trú nhân. Chính vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Tôi thành thật không khuyên các bạn nộp hồ sơ cho đậu visa rồi sau đó đổi ngành/trường/cấp. Hãy tự hỏi bản thân nếu bạn là người duyệt hồ sơ, người luôn đặt lợi ích của Canada trên hết, bạn sẽ “có cảm tình” hay sẽ “soi” hồ sơ xin thường trú nhân cho người đã từng lừa dối mình hay không?

 

Nếu bạn không thuộc 1 trong 3 nhóm trên, khoan hãy vội buồn hay thất vọng. Vẫn còn đó những cơ hội khác như một eligible job offer dành cho một người thợ lành nghề hay một học bổng thạc sỹ/nghiên cứu sinh toàn phần dành cho một nhà khoa học xuất sắc (cần lưu ý có một vài học bổng được cấp kèm điều kiện phải trở về nước sau khi xong)…

 

Cơ hội chỉ tới với những ai thực sự cố gắng và nỗ lực hơn 100% khả năng. Nếu đã chọn ĐI, đừng để rào cản nào ngăn bước bạn…

 

Để biết thêm các thông tin về định cư Canada, các bạn có thể tham khảo thông tin tại: https://www.ericlaminc.ca/news/ (chọn “Tiếng Việt” ở góc dưới bên trái để có thể đọc đầy đủ các bài viết liên quan).

 

© Eric Lam

(+1 (778) 725-1071 – go@ericlaminc.ca)

[Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ và xem phần Miễn trừ trách nhiệm nội dung ở chân trang]

———————————————–

Photo credit: InvestorPlace . com